{includep:smartoffice/cloudsme/header}
 
 
Giới thiệu tổng quan về dịch vụ





Tại sao nên sử dụng cloudSME ?

Trong cơ chế thị trường, 2 vấn đề được quan tâm hàng đầu của các tổ chức và doanh nghiệp là: Lợi nhuận và phát triển bền vững.

  • Để gia tăng lợi nhuận, cần thực hiện các biện pháp:
    • Cắt giảm chi phí
    • Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ
    • Đẩy mạnh hoạt động bán hàng
    • Nâng cao năng suất lao động
  • Để phát triển bền vững, cần phải chú trọng đến các hoạt động:
    • Định hướng chiến lược
    • Chất lượng sản phẩm dịch vụ
    • Công tác chăm sóc khách hàng
    • Văn hóa doanh nghiệp

Bên cạnh năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, thì một hệ thống thông tin quản lý điều hành đầy đủ, chính xác và kịp thời là yếu tố mấu chốt quan trọng nhất để giải quyết các vấn đề nêu trên.
Hiện tại hầu hết các doanh nghiệp SME Việt Nam còn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề tin học hóa các hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh. Mới chỉ có 1 số ít (khoảng 7%) doanh nghiệp mua phần mềm kế toán, còn lại các hoạt động quản lý doanh nghiệp chủ yếu được thực hiện 1 cách thủ công, thông qua hệ thống giấy tờ sổ sách hay thậm chí còn nằm trong đầu 1 số cán bộ chủ chốt, việc này dẫn đến 1 số hạn chế:

  • Lãng phí thời gian và công sức cho các hoạt động:  họp hành, in ấn, báo cáo,chuyển phát,…
  • Do quản lý trên sổ sách hoặc sử dụng phần mềm, nhưng chỉ cài đặt riêng lẻ trên 1 số máy trạm dự liệu không được tích hợp  nên người quản lý không có được thông tin để ra quyết định 1 cách kịp thời. Khi cần thông tin phải yêu cầu cấp dưới tổng hợp báo cáo và phải chấp nhận tin tưởng hoàn toàn và tinh thần trách nhiệm của cấp dưới
  • Cơ chế quản lý theo dõi công việc chưa chuyên nghiệp. Khi khối lượng công việc nhiều lên thì cách thức phổ biến là tìm 1 người để giao phó toàn bộ 1 mảng công việc nào đó theo hình thức: giao nhiệm vụ ở đầu kỳ, cuối kỳ kiểm tra kết quả, không theo dõi được quá trình triển khai công việc hàng ngày, dẫn đến khi phát hiện ra kết quả không tốt thì việc giải quyết hậu quả rất tốn nguồn lực của doanh nghiệp
  • Các mối quan hệ, thông tin, tri thức và kinh nghiệm làm việc của cán bộ trong quá trình công tác chính là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp, nhưng phần lớn các doanh nghiệp chưa quản lý tốt mà vẫn chủ yếu nằm trong đầu cán bộ, điều này có nghĩa là, khi có biến động về nhân sự thì tổn thất của doanh nghiệp là rất lớn. Để giải quyết việc này có doanh nghiệp chọn giải pháp là chủ doanh nghiệp nắm toàn bộ các vấn đề cốt lõi và hạn chế việc chia sẻ thông tin, tri thức với nhân viên, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ khó có thể phát triển lớn lên được do không tập hợp được sức mạnh đội ngũ.
  • Do thiếu kênh trao đổi thông tin hiệu quả giữa người quản lý và nhân viên cũng như giữa các bộ phân nên không tối ưu được nguồn lực nội bộ.

Bên cạnh các vấn đề liên quan đến nhận thức của doanh nghiệp thì bản thân các sản phẩm phần mềm quản lý điều hành hiện có trên thị trường cũng còn nhiều hạn chế, chưa thực sự thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp:

  • Các sản phẩm của các nhà cung cấp nước ngoài thường có giá thành rất cao, không phù hợp với các doanh nghiệp SME của Việt Nam. Không những thế, để triển khai thành công thì quy trình quản trị của doanh nghiệp phải thay đổi phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, mà điều này không thể thực hiện trong 1 sớm 1 chiều được.
  • Các phần mềm trong nước có giá thành rẻ, chủ yếu đóng gói và cài đặt trên 1 máy cho 1 người sử dụng hoặc theo mô hình client/server cho 2 đến 3 người dùng chứ không áp dụng cho cả tổ chức.
  • Chưa có đơn vị nào cung cấp 1 giải pháp tổng thể phục vụ cho công tác quản lý điều hành mà mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các phần mềm riêng rẽ, không tích hợp được với nhau như: quản lý công văn , quản lý nhân sự, quản lý kế toán,…

Một vấn đề nữa đó là kết quả triển khai hệ thống ERP không thành công ở 1 số doanh nghiệp lớn trong thời gian qua đã tác động không nhỏ đến tâm lý các nhà lãnh đạo doanh nghiệp SME, làm cho họ thấy có quá nhiều rủi do khi triển khai các hệ thống phần mềm quản lý điều hành:

  • Chi phí đầu tư lớn để mua phần cứng và phần mềm, nhưng lại không chắc được là sau đó phần mềm có phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp mình không? Và mất bao nhiêu lâu để triển khai thành công?
  • Ngoài chi phí đầu tư thì chi phí để vận hành hệ thống sau này cung rất tốn kém như: chi phí cho đội ngũ IT, chi phí bảo trị và nâng cấp hệ thống

Việc sử dụng hệ thống phần mềm cloudSME theo mô hình điện toán đám mây (SaaS: phần mềm được cung cấp dưới dạng dịch vụ) sẽ giúp các doanh nghiệp có được 1 hệ thống thông tin quản lý điều hành sản xuất kinh doanh 1 cách đầy đủ và hiệu quả đồng thời giải quyết được các vấn đề đã nêu ở trên:

  • Không mất chi phí đầu tư: doanh nghiệp không phải mất chi phí nào để mua phần cứng, phần mềm. So với mô hình triển khai truyền thống, 1 doanh nghiệp có khoảng 10-20 máy tính thì đã có thể tiết kiệm được ít nhất 60 triệu đồng (30 triệu cho cho phần tiền hardware và 30 triệu software), với doanh nghiệp có từ 50 máy tính trở lên có thể tiết kiệm được ít nhất 200 triệu đồng (100 triệu tiền hardware và 100 triệu cho software)
  • Giảm chi phí vận hành, nâng cấp hệ thống, chi phí hoạt động thường xuyên khác:
    • Không còn chi phí cho đội ngũ IT: khi triển khai phần mềm, doanh nghiệp sẽ phải tuyển dụng đội ngũ cán bộ IT để thực hiện công tác theo dõi, quản lý, vận hành. Cứ với khoảng 10 người dùng doanh nghiệp sẽ cần 1 cán bộ IT với mức lương trung bình là 500$/ tháng.  Theo mô hình ĐTĐM, do hệ thống cloudSME triển khai tại trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp nên  doanh nghiệp không còn phải tuyển dụng đội ngũ IT và trả chi phí này nữa.
    • Không còn chi phí điện, điều hòa, đường truyền, không gian…. cho phòng máy chủ: tối thiểu khoảng 200$/tháng
    • Không còn chi phí bảo trì nâng cấp phần mềm, nâng cấp phần cứng: hàng năm tối thiểu khoảng 10-20%  chi phí đầu tư ban đầu của mô hình truyền thống
    • Giảm các chi phí hoạt động thường xuyên khác do các hoạt động của doanh nghiệp đã được tin học hóa như: in ấn, họp hành, chuyển phát,…
    • Khoản chi phí duy nhất doanh nghiệp phải trả là cho phí sử dụng theo số lượng người dùng trên hệ thống hàng tháng, tùy theo gói dịch vụ, chi phí này tương đương với chi phí cho đội ngũ IT của doanh nghiệp.
  • Triển khai áp dụng nhanh hơn và linh hoạt trong việc mở rộng phạm vi ứng dụng: ngay sau khi đăng ký doanh nghiệp có thể sử dụng các chức năng trên hệ thống, có thể đánh giá được hệ thống có phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp mình... Thời gian triển khai khai hệ thống dịch vụ chỉ còn phụ thuộc vào kế hoạch đào tạo sử dụng cho các cán bộ trong nội  bộ doanh nghiệp (tối đa khoảng 10 ngày so với từ 6 tháng đến 2 năm của mô hình truyền thống).
  • Truy cập dữ liệu và thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn: đặt biệt là với các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh hoặc trụ sở.  Doanh nghiệp có thể hỗ trợ mô hình làm việc tại nhà thay vì phải đến cơ quan.
  • Giảm bớt mức độ phụ thuộc vào đội ngũ IT nội bộ.
  • Chuẩn hóa và tự động hóa quy trình làm việc.
  • Luôn được cập nhật với các nâng cấp mới nhất

Giới thiệu khác:

 
{includep:smartoffice/cloudsme/footer}